VÒNG CẨM THẠCH THIÊN NHIÊN TRẦN GIA - VÒNG NGỌC JADE MYANMAR

CẨM THẠCH MIẾN ĐIỆN - NHẪN CẨM THẠCH

Người mê “săn” cẩm thạch

Người mê “săn” cẩm thạch

Người mê “săn” cẩm thạch

 
 
  • 09:42 ,31/07/2013
 

Anh Trần Thanh Huy, chủ thương hiệu cẩm thạch Trần Gia là một trong số ít người ở TP.HCM có thể nhận biết khối đá cẩm thạch thô đã đủ tuổi chưa, khả năng chế tác ra trang sức ngọc có lên nước trổ vân hay không, trang sức được chế tác ra có độc đáo hay không? Xác suất coi ngọc của anh Huy có thể nói là “bách phát bách trúng”. Tất cả xuất phát từ niềm đam mê “săn” ngọc... 

 Gian nan tìm... ngọc trong đá

“Ban đầu tôi đi “săn” ngọc chỉ vì thỏa lòng đam mê. Các sản phẩm cẩm thạch tôi mang về Việt Nam được bạn bè, người thân có ý muốn mua lại nên tôi đã bán. Qua quá trình dùng ngọc, thấy có những biểu hiện lên nước như nổi vân, trổ màu… người này giới thiệu người kia và đến nhà tôi đặt hàng ngày càng nhiều, khách trong nước rồi đến khách nước ngoài... Thấy nghề này đúng với sở trường và lòng đam mê của mình nên tôi say sưa “săn” ngọc không biết mệt mỏi. Để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và cũng tạo sự thuận tiện trong việc giao lưu chia sẻ kinh nghiệm dùng ngọc, tôi mở cửa hàng mua bán ngọc lấy tên Trần Gia”, anh Huy nói.

Chúng tôi cũng khá ngạc nhiên khi anh Huy sử dụng từ “săn” ngọc. Anh giải thích: “Gọi là “săn” cũng đúng thôi vì thị trường hiện nay hầu hết trang sức cẩm thạch là hàng cẩm thạch xử lý như ép keo, nhuộm màu, xử lý nhiệt... nên màu sắc rất xấu, nhiều tạp chất, khó tiêu thụ vì thẩm mỹ kém, còn sản phẩm đẹp, hầu như không nhập về Việt Nam vì giá quá cao, khó tiêu thụ. Vì thế mục tiêu của chúng tôi là sản phẩm phải đẹp, lạ, đồng thời giá cả hợp túi tiền mọi đối tượng. Để đạt được các mục tiêu này, tôi không có cách nào khác là phải “lấy công làm lời”, tức là phải chịu khó “nếm mật nằm gai”, phải mua tận gốc từ đá thô chưa chế tác. Tôi luôn nghe ngóng và săn lùng các phiên chợ sơ cấp đấu giá đá thô, hễ có là tôi khăn gói lên đường khi ở Myanmar, khi thì Bangladesh, khi Thái Lan, có khi lại đến Lào...”.

Theo anh Huy, những chuyến đi “săn” ngọc của anh không hề đơn giản vì tại một số nước thường xảy ra biểu tình và rất bất ổn về chính trị, có khi ngồi ở bìa rừng đấu giá mà nghe tiếng súng nổ đùng đùng trong rừng. Trong phiên chợ, chỉ duy nhất anh là người Việt Nam. Anh kể: “Chuyến đi tôi nhớ mãi, khi đến Myanmar, đúng lúc các sư xuống đường đình công, đường sá chật kín người, chỉ sợ có bạo động và “miểng văng” trúng mình thì mệt. Nhưng luống cuống hoài chẳng biết phải trốn đi đâu. Nhờ có vốn kiến thức Anh văn, tôi xin ở nhờ nhà một người dân... Tôi lại lang thang cùng túi tiền và giỏ đồ nặng trĩu. Sợ bị chú ý, tôi đành tìm chỗ vất đi giỏ đồ. Rồi tình cờ, gặp một người đàn ông khá lịch sự, anh ta tỏ ý giúp tôi nghỉ nhờ qua đêm. Khi lên xe, tôi mới biết anh là cò khách sạn, nơi anh chở đến chỉ nhìn là sợ khiếp nói chi ở, phòng ngủ chỉ có chiếc giường nhỏ, tối om, khách sạn vắng tanh nhưng giá phòng “trên trời”. Khi tôi nói khéo không ở, anh lại có ý chở qua khách sạn khác. Lần này, có đông người nhưng nhìn mặt ai cũng dữ, còn xăm đầy mình. Cuối cùng tôi đành liều ngủ đại vì đã quá khuya...”.

Dày công chế tác trang sức

Quy trình sản xuất ngọc tại cơ sở của anh Huy cũng lắm công phu. Các khối đá thô, sau khi đấu giá thành công được chuyển đến cơ sở sản xuất. Tại đây, nó được cắt, mài, giũa, khắc, chạm... để tạo nên những trang sức độc đáo như vòng, mặt dây chuyền, tượng Phật, kết chuỗi… Những trang sức này đều 100% từ đá thiên nhiên, không xử lý hóa chất, không nhuộm màu hay xử lý nhiệt... nên mỗi sản phẩm mang một sắc thái độc đáo riêng.

“Để có những sản phẩm như thế đòi hỏi kinh nghiệm ngay từ khâu đấu giá đá thô, phải biết đá đã đủ tuổi chưa, màu đẹp và độc đáo hay không... nếu mua đá chưa đủ tuổi thì chúng rất bở, dễ bể, gãy và do chúng non tuổi nên độ nén không cao, không được láng mịn. Các loại cẩm thạch non trên thị trường, thường dùng nhiều cách xử lý để “nâng đời ngọc”, tức là sẽ ngâm tẩm keo để chúng kết dính đỡ bể vỡ, ngâm hóa chất để tẩy hết tạp chất và nhuộm màu theo ý muốn, cuối cùng là tráng một lớp keo để tạo độ trong và bóng. Vì thế, với thị trường cẩm thạch hiện nay, nếu không có kinh nghiệm, có nhiều tiền chưa chắc đã mua được hàng chất lượng thiên nhiên” - anh Huy chia sẻ.

Anh Huy tâm niệm rằng một sản phẩm tốt không những ẩn chứa giá trị tiền bạc, vẻ đẹp về mỹ thuật và giá cả hợp lý, mà nó còn phải chứa đựng niềm hạnh phúc của người mua khi sở hữu vật phẩm ưng ý, và trong sản phẩm đó cũng không thể thiếu uy tín, lòng tự trọng của người bán. Anh cho biết, nếu dùng trang sức ngọc cẩm thạch thật đã đủ tuổi, khi “lên nước” chúng sẽ đổi màu trổ vân đẹp vô cùng. Càng nhìn càng hấp dẫn, càng ngày càng bóng và trong. Quá trình đeo vòng cũng là quá trình “đánh bóng tự nhiên” qua sự cọ xát với cơ thể người làm thay đổi màu không ngừng. Có nghĩa là nó có thể đổi từ màu trắng sang xanh nhạt rồi xanh đậm, khi từ nâu sang nâu đỏ... Trong quá trình đổi màu cũng là quá trình “chuyển đục thành trong”, tức là món trang sức ngày càng trong hơn…

 
HỒNG DUNG

Video

 Tư vấn báo giá